I – BỘ PHẬN TRẢI VẢI
- Phiếu bàn cắt + mẫu mềm.
- Trải giấy lót bàn + ke mẫu.
- Trải vải bằng ống hoặc tay (tùy theo chất lượng từng loại vải).
- Kiểm tra khớp phiếu bàn cắt với đầu mẫu + phối màu +nguyên liệu.
- Trải vải (nghiên cứu chất liệu vải, chiều tuyết, hoa văn, kiểm tra mặt trái, mắt phải) kiểm tra khổ vải... Trong qua trình trải vải phải nhìn lỗi và đặt giấy đánh dấu lỗi.
- Hạch toán từng cuộn vải (đầu tấm ghi rõ số mét, cuộn, bàn, mặt phải vải). Tính số mét trên cuộn để lại đổi bán.
- Khi trải vải bàn đầu tiên 1 mã hàng phải tính đầu tấm để có vải đổi bán.
- Khi trải xong bàn vải phải kiểm tra lại số lá đã khớp với phiếu bàn cắt không?
- Ghi rõ két từng cỡ cho tất cả các loại vải cũng như mex, dựng ko được ghi chung vào 1 két.
*Chú ý:
- Không được tự ý sửa phiếu bàn cắt (chiều dài, khổ vải, số lá…)
- Không được trải trùng, căng lá vải.
- Chú ý chiều tuyết, hoa văn, canh vải.
- Khổ vải không được to, nhỏ so với mẫu mềm.
- Hạch toán phải chính xác (cuộn vải dở phải ký tên đầu cuộn và giữ lại tem)
- Khi trải vải phát hiện những vấn đề gì ko khớp gọi KCS, Tổ trưởng, Quản đốc.

II - ĐỐI VỚI BỘ PHẬN MÁY TAY VÀ MÁY BÀN
- Đeo gang tay, kiểm tra máy trước khi cắt.
- Kiểm tra két khớp với mẫu.
- Kiểm tra vải với sơ đồ xem có phải là hàng họa tiết hay là hàng một chiều hay ko?
- Kẹp chỉnh mẫu với khổ + đầu bàn .
- Lấy mẫu cứng áp kiểm tra.
- Sau khi cắt xong 1 chị tiết kiểm tra lá đầu, giữa, cuối và ký tên trên lá mặt bàn.
- Chuyển BTP về nơi quy định.
*Chú ý:
- Các chi tiết cắt phá chuyển lên máy bàn phải được kẹp chắc chắn và xếp ngay ngắn, ko được xếp chồng đống.
- Đường cắt phải trơn đều, bấm vấu phải chuẩn, ko được nẹm hụt, dài ngắn, biến dạng.
- Kẹp sắt, ko được để bừa bãi trên mặt bàn phải để vào nơi quy định.
- Định hình phải gạt gọn vào thùng, ko được gạt bừa bãi trên nền nhà.
- Khi cắt ko được vừa mài dao vừa cắt, mài dao xong phải vệ sinh sạch sẽ mới được cắt (đối với máy cắt bàn ).
- Đối với vải khi cắt xong mà bị sơ thì phải phịt keo tránh sổ BTP.
- Cắt xong mẫu cứng Phải được xâu gọn gàng và treo đúng vị trí quy định.
- Các chi tiết hạ cỡ phải xem kỹ rồi hạ.
- Phòng KT chỉnh mẫu thợ cắt phải lắm bắt được chỉnh từ bàn nào (khi cắt có vấn đề gì báo cho tổ trưởng, KCS, Quản lý ).
- Khi máy cắt ko sử dụng phải đặt máy nằm xuống mặt bàn.
- Máy móc sử dụng phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn.

III – BỘ PHẬN ĐÁNH SỐ, SOẠN BÓC HÀNG:
- Dùng máy dập số, bút giấy dán số…
- Đọc và làm theo bảng thông kê chi tiết quy định.
- Đánh số, bóc hàng xong ký tên lá cuối.
- Soạn chị tiết phối kiện vào sổ theo dõi ghi tên người cắt.
- Để hàng vào nơi quy định.
*Chú ý:
- Đánh số phải nghiên cứu từng chất liệu vải (đánh đúng cỡ, tránh đậm, bẩn hàng, mờ ko nhìn rõ …)
- Bóc hàng phải ghi đúng tên chi tiết.
- Các chi tiết có lá lót, chính phải được ghi trên lá mặt bàn.
- Tùy từng chất liệu vải để bó (cuộn) hoặc để soải cho vào sọt (tránh nhàu, vệt, sơ vải)
- BTP sáng màu phải được bọc kín.
- Để BTP vào nơi quy định phải được phân màu sáng tối (ghi rõ tên mã).
- Tuyệt đối phải dùng dây buộc hàng hợp màu vải (ko được dùng dây sai màu, dây bai dãn).
- Đối với bàn vải mỏng dưới 50 lá cùng màu, cùng cỡ, thì chồng lên đánh số (Khi chồng phải gọi tổ trưởng hoặc tổ phó ra hướng dẫn)
- Khi phối kiện song toàn bộ các chi tiết ép mex, ép in, thêu đều phải treo két.

IV – BỘ PHẬN ÉP GÁ ÉP MEX
- Phân loại BTP mex, dựng theo màu, mã, cỡ.
- Đọc tiêu chuẩn nhiệt độ, cân nặng thời gian của PKT quy định.
- Kích cỡ giá từng loại…
- Gá xong kiểm tra thông số, chất lượng sản phẩm (Bong, dộp, bẩn, trái, phải, lệch, bị biến màu, biến dạng..)
- Xếp mex theo tiêu chuẩn quy định của PKT.
- Thả, nhặt mex (thả phẳng đúng, ko nhăn BTP, người nhặt kiểm tra độ co, biến màu, mex bong, dộp, bẩn...)
- Bóc và soạn chi tiết.

V- BỘ PHẬN LẬT THÂN ĐỔI BÁN:
- Lật thân 100 % các chi tiết (thân trước, sau, tay, cầu vai, bản cổ và chân cổ chính đối với áo và thân trước, thân sau, cạp ngoài đối với quần).
- Cắt đổi bán thân đúng màu, cỡ, canh sợi, mặt vải...
- Lấy đúng dầu tấm của mã, bàn cuộn..
- Đầu tấm còn lại gấp gọn gàng, ghi lại rõ số mét cuộn, trừ số mét trên két và bàn đó.

Nguồn: Từ thực tế công việc của Công ty May Trường Phúc- Tại Ân Thi, Hưng Yên